





Tôi tốt nghiệp trường Đại Học FPT với bằng kỹ sư phần mềm, tuy nhiên tôi phát hiện ra sở trường của mình không phải làm kỹ sư. Tôi không đam mê công việc đó. Vì vậy, tôi đã đi theo một hướng hoàn toàn khác.
Năm 2016, tôi trở thành người bán hàng xuất sắc tại một công ty tổ hợp về Fitness & Spa với doanh số xấp xỉ 500 triệu/tháng.
Năm 2018, tôi thành lập kênh youtube Trần Dương với chủ đề về kỷ luật và phát triển cá nhân.
Năm 2020, tôi sản xuất trên 166 video và chính thức đạt được 100.000 subscribers. Trở thành một trong những kênh youtube đạt nút bạc hiếm hoi về chủ đề phát triển cá nhân ở Việt Nam tại thời điểm đó.
Năm 2021, tôi trở thành một chuyên gia đào tạo với gần 5 năm kinh nghiệm và 10.000 học viên trên toàn quốc. Tôi chia sẻ trên những sân khấu 200 cho đến 2000 người của Trường Đào Tạo Đầu Tư Thực Tế NIK, Viện Đào Tạo Bách Khoa, đại học FPT…v…v…
Năm 2022, tôi trở thành top 5% HLV được trả phí huấn luyện cao nhất Việt Nam về kỷ luật và phát triển cá nhân.
Cũng trong năm này, tôi trở thành một vận động viên Marathon và hoàn thành tấm huy chương 42km đầu tiên.
Câu chuyện của tôi cũng giống bao bạn trẻ khác
Xuất phát điểm tôi là một sinh viên của trường đại học FPT ngành kỹ thuật phần mềm. Như bao sinh viên khác, mong muốn khi đó của tôi đơn thuần chỉ là trở thành một kỹ sư phần mềm. Sau khi ra trường, tôi sẽ đi làm ở Nhật Bản, kiếm tiền rồi gửi về gia đình.
Nhưng, một sự kiện đã xảy ra lúc đó, khiến cuộc đời tôi bước sang một ngã rẽ hoàn toàn khác: Tôi và 4 anh em sinh viên khác được chọn để đi trao đổi bên Ấn Độ. Đó là lần đầu tiên tôi được ra nước ngoài.
Ban đầu, tôi rất háo hức và “ha oai”, nhưng đến tháng thứ 3, tôi bị mất ngủ triền miên: Tôi mất ngủ vì nhớ nhà – một tình trạng tôi chưa từng có trước đó, dù đi học xa nhà đã lâu.
Những đêm mất ngủ triền miên, tôi nhìn thấy tương lai sau này của mình: Tôi sẽ học rồi sang Nhật làm việc, xa nhà, xa gia đình để kiếm tiền, làm giàu và gửi tiền về quê. Một cuộc sống mà trước đây tôi nghĩ rằng sẽ rất tươi đẹp.
Nhưng khi trực tiếp ra nước ngoài, được trải nghiệm cảm giác vác chuông đi đánh xứ người, cảm giác xa gia đình, bạn bè, cảm giác sống nơi đất khách quê người, tôi lại thấy mình bị bó buộc và không hề hạnh phúc. Tôi không muốn có 1 cuộc sống như vậy.
Sau đợt trao đổi đó, tôi ra một quyết định: “Cuộc sống của tôi sẽ không đi theo sự sắp xếp như vậy. Tôi muốn được tự do, muốn được quyền quyết định cuộc sống của mình. Sẽ không ai có thể hạn chế được khả năng của tôi.
Tôi có thể đưa bố mẹ đi chơi, đi du lịch, có thể mua những thứ tốt nhất cho gia đình của mình. Tôi muốn tự do lựa chọn làm việc ở bất cứ đâu. Ngày hôm nay tôi ở Hà Nội, nhưng hôm sau tôi có thể có mặt tại Sài Gòn, ngày kia tôi có thể ngồi ở Phú Quốc.
Tôi có thể về ăn cơm với gia đình bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng đến công việc. Tôi có thể làm việc bất cứ lúc nào mà tôi muốn, tôi được hoàn toàn tự do về thời gian mà không phải xin phép bố con ai”.
Vì vậy, tôi từ bỏ con đường trở thành kỹ sư Nhật Bản – một công việc sẽ vô cùng ổn định sau này – trong sự ngỡ ngàng và phản đối gay gắt của bố mẹ.
Sau khi ra trường, tôi bắt đầu tham gia những lớp học làm giàu ở Việt Nam. Với tôi tại thời điểm đó, những lớp học và diễn giả ở đó thực sự rất tuyệt vời.
Họ đứng trên sân khấu truyền cảm hứng cho những người bên dưới lúc thì cười, khi lại khóc. Tôi ngưỡng mộ và tự hỏi sao họ lại có thể giỏi và tuyệt vời như vậy. Họ kể câu chuyện cuộc đời họ và nó giống đúng với những gì tôi mong muốn.
Tôi muốn được tự do về thời gian, về tiền bạc, về không gian làm việc. Và người đứng trên sân khấu ngày đó, họ đạt được những điều mà tôi muốn.
Trong khoảnh khắc ấy, tôi nhận ra dường như mình có thế mạnh về việc chia sẻ, và có sự kết nối với người đứng trên sân khấu kia. Bên trong tôi nhen nhóm mong muốn về một ngày nào đó mình cũng sẽ đứng trên sân khấu và chia sẻ giống như họ.
Tại thời điểm đó, tôi có quyết định quan trọng thứ hai trong cuộc đời mình, đó là: “Mình sẽ làm diễn giả”, “Mình sẽ khởi nghiệp” “Mình cũng sẽ theo lĩnh vực về đào tạo”, “Mình cũng sẽ bắt đầu con đường của riêng mình”.
Vậy là tôi bắt đầu đi học các khóa học. Có khóa vài trăm nghìn, có khóa vài triệu, thậm chí, có thời điểm trong túi tôi chỉ vỏn vẹn có hơn 15 triệu, nhưng tôi vẫn bỏ ra 14tr980 nghìn để tham gia một khóa học về khởi nghiệp. Sau khóa học ấy, tôi quyết định nghỉ công việc sale với thu nhập 15-20 triệu/tháng để ra ngoài và khởi nghiệp.
———————————————-
———————————–
Tuy nhiên, quyết định nghỉ của tôi tại thời điểm đó là hết sức nông nổi. Tôi chưa chuẩn bị bất cứ điều gì về mặt tài chính. Chỉ với suy nghĩ sẽ ra khởi nghiệp là tôi nghỉ việc ngay lúc đó. Trong tay tôi khi ấy chẳng có gì khác ngoài sự liều lĩnh của tuổi trẻ.
Đột ngột bị mất nguồn thu nhập ổn định để lo cho cuộc sống, tôi chỉ còn cách duy nhất là nửa ngày đi làm công việc bán thời gian khoảng 2,8 triệu. Nửa ngày còn lại, tôi dành thời gian để khởi nghiệp.
Vấn đề bắt đầu xảy đến. Hàng tháng, sau khi nhận lương 2,8 triệu, thì đó cũng là lúc tôi tiêu hết sạch không còn một đồng nào dính túi. Mức lương đó chỉ đủ để trả tiền nhà và tiền ăn.
Nhưng cuộc sống không thể chỉ trả mỗi tiền nhà và tiền ăn, chắc chắn phải có những khoản phát sinh. Khi ấy, tôi hoàn toàn không có khả năng để chi trả những khoản phát sinh dù là nhỏ nhất cho cuộc sống của mình.
Có những thời điểm, thực sự tôi rất đói, trong ví của tôi chỉ còn khoảng 20 nghìn. Cả một tuần, tôi chỉ ăn cơm với cà, cà pháo! Tôi chưa bao giờ quên được bát cà đó. Quả cà pháo đó là của ông bạn khởi nghiệp cùng tôi. Ông bạn tôi sản xuất cà để bán, nên tôi được hỗ trợ món cà pháo, ăn cả tuần.
Thậm chí, có những hôm không có cơm để ăn, tôi đói đến mức không nói lên lời. Dù bản thân là một người rất thích chia sẻ, nhưng lúc đó tôi còn không đủ sức để nói chuyện với ai trong phòng.
Một hôm, có cậu em ở Tuyên Quang mới lên, còn nhiều đạn nên muốn mời anh em ăn cơm. Lúc đó, dù đói nhưng tôi vẫn sĩ diện từ chối không đi, nhưng lúc sau đói quá, tôi bèn thay đổi, bảo thôi đi cũng được.
Trưa hôm đó, dù chỉ ăn suất cơm bình dân chẳng phải sơn hào, hải vị gì, nhưng với tôi mà nói, đó vẫn là bữa cơm ngon nhất cuộc đời tôi tính đến thời điểm này.
Suất cơm bình dân 20 nghìn ở phố Hà Đông, Hà Nội, tôi ăn không sót một hột cơm nào. Bây giờ, tôi có thể mua hàng nghìn suất cơm như vậy, nhưng tôi vẫn không thể nào quên được bữa cơm vô cùng ngon ngày hôm đó.
Hoàn cảnh tại thời điểm đó của tôi khiến bản thân rất tự ti. Tôi cảm thấy mình thực sự kém cỏi và bắt đầu nghi ngờ về năng lực của bản thân. Trong khi anh em bạn bè cùng học lập trình, họ đã ra trường và kiếm được 10-20-30 triệu – một số tiền rất nhiều tại thời điểm đó.
Họ đủ tiền ăn, tiền mặc, thỏa sức mua sắm, đi chơi chỗ này, chỗ kia. Thậm chí có những người làm ăn kinh doanh và thành công vượt trội hơn tôi rất nhiều. Ngược lại, tôi tiền ăn còn chẳng đủ, dặt dẹo sống ngày này qua ngày khác với sự mặc cảm và tự ti từ bên trong.
Sự hoài nghi về năng lực của bản thân cứ ngày một lớn dần. Có thời điểm tôi nghĩ: Phải quay lại đi làm thuê thôi. Rồi tôi xin việc và đi làm thuê khoảng 1 tuần, nhưng không cam tâm, tôi lại nghỉ việc và quay lại con đường khởi nghiệp: “Đi làm thuê không đúng với ước mơ của mình, mình muốn được tự do. Đi làm thuê không giúp mình đạt được điều đó.” Vậy là, tôi vẫn quay lại con đường mà tôi đã chọn.
———————————————-
———————————–
Hai ba năm liên tiếp, tôi về nhà trong tình trạng trong túi không có một đồng nào. Bạn thử hình dung xem, đã không kiếm được tiền, đang gồng mình lên để sống, mà về ăn Tết lại liên tục bị hỏi han những câu liên quan đến thu nhập thì nó nhục vô cùng.
“Làm ăn thế nào cháu? Tháng kiếm được bao nhiêu tiền? Bao giờ lấy vợ?”. Thậm chí, có những Tết tôi phải vay tiền để biếu bố mẹ, chỉ để cố tỏ ra là mình ổn, còn bên trong là đầy rẫy sự nghi ngờ, tự ti về bản thân.
Cảm thấy tệ hại là thế, nhưng khi ngồi đối diện với gia đình những ngày tháng đó, mẹ tôi lại nói rằng: “Mày chắc chắn thất bại! Bố mẹ đã cho mày con đường là học FPT, tốn nhiều tiền như vậy mà mày không làm, lại đi làm những việc như thế này. Mày chắc chắn thất bại!”
Ở thời điểm đó, dù chẳng có một đồng trong tay để chứng minh cho bố mẹ, nhưng tôi vẫn cứng miệng nói lại rằng: “Con sẽ chứng minh cho mẹ thấy rằng: Những gì mẹ nói là hoàn toàn sai lầm!”. Dù nói vậy, nhưng sâu thẳm trong lòng tôi lúc đó vẫn chồng chất những bất ổn chẳng thể chia sẻ được với ai.
Trở ngại lớn nhất tại thời điểm đó của tôi là thường xuyên rơi vào tình trạng thức khuya, dậy muộn. Tôi thức khuya không phải để học hay làm việc gì đó có ích, mà thức khuya để lướt web, đọc cái này, xem video kia, hoặc là cày phim.
Nhiều khi chỉ định xem 1-2 tập thôi, nhưng cứ đến cuối phim, ông đạo diễn lại câu kéo thế nào đó mà tôi lại phải tiếp tục xem tập 2, tập 3. Vậy là có khi thức trắng đêm xem hết cả 52 tập phim, toàn phim kiếm hiệp.
Mỗi lần thức khuya như vậy, kéo theo sáng hôm sau sẽ dậy rất muộn. Khi dậy muộn, cơ thể tôi luôn trong trạng thái uể oải, chán chường, không muốn làm gì.
Mang tiếng là ra ngoài khởi nghiệp, nhưng tôi không có mục tiêu, kế hoạch rõ ràng. Không có mục tiêu, kế hoạch mà người lại mệt mỏi, nên tôi thường xuyên rơi vào tình trạng loanh quanh, trì hoãn, không tập trung.
Thêm vào đó, internet, mạng xã hội lúc nào cũng đầy rẫy sự cám dỗ. Tôi lại bị cuốn vào vòng xoáy xem cái này, quẹt cái kia, làm gì cũng nhanh chán, nhanh nản, nhanh bỏ cuộc.
Ngủ muộn, dậy muộn, trì hoãn, chán nản, không mục tiêu, không định hướng là những vấn đề rất lớn của tôi tại thời điểm đó. Cuộc sống ngày càng bế tắc và tệ hại khi tôi cứ loay hoay với những trở ngại đó mà không thể thoát ra.
———————————————-
———————————–
May mắn thay, một điều vớt vát lại tôi ở thời điểm đó là: Tôi liên tục mày mò, không ngừng tìm thầy, tìm sách để học hỏi. Vì vậy, tôi đã gặp được một người giúp cuộc đời tôi thay đổi: thầy Trần Việt Quân.
Thầy chia sẻ cho tôi một khuôn mẫu, một phương pháp học tập sâu sắc, lý giải cho tôi lý do đằng sau những thất bại của tôi là điều gì. Tôi ngồi bên dưới mà lạnh toát sống lưng, chỉ với 3 từ ngắn gọn: Văn-Tư-Tu, nhưng đã thay đổi hoàn toàn tư duy của tôi.
Văn là lý thuyết – là những gì tôi nghe được, đọc được, xem được.
Tư là tư duy – Tư là lúc tôi dành thời gian để quan sát, tư duy, suy ngẫm về những điều tôi học được. Khi biết một lý thuyết nào đó, tôi cần tư duy, quan sát lại lý thuyết đó trong đời sống.
Tu là thực hành, áp dụng – Sau quá trình tư duy, tôi phải bắt đầu áp dụng, thực hành kiến thức vào trong cuộc sống để tạo ra kết quả, để thay đổi cuộc đời. Và quá trình này phải liên tục được lặp đi, lặp lại.
Bí mật nằm ở chỗ những thứ tôi học được trước kia chỉ là nạp thêm thông tin, yếu tố này chỉ chiếm 10%, tôi phải dành 90% thời gian còn lại để tư duy và thực hành.
Nghĩa là, nếu bỏ 1 tiếng ra để đọc sách, tôi phải dành ít nhất 9 tiếng để thực hành những gì vừa học được. Nhưng thực tế, tôi lại dành phần lớn thời gian của mình để nạp thông tin mà không thực hành.
Sai lầm của tôi cũng như hầu hết mọi người trong việc đi học đó là hào hứng đi học, hào hứng đọc sách, hào hứng nghe một ý tưởng nào đó rất hay, nhưng về bỏ xó.
Điều đáng buồn là dù ý tưởng đó có hay đến mấy cũng chỉ chiếm 10%, trong khi giá trị thực sự của nó thì phải dành ra 90% thời gian, công sức, nỗ lực, tiền bạc để thực hành áp dụng. Chỉ như vậy, ý tưởng đó mới thực sự thay đổi cuộc đời tôi.
Cho nên biết nhiều bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là từ sự biết đó, bạn đưa vào cuộc sống của bạn bao nhiêu, đó mới là điều tạo ra giá trị thực sự.
Sau khi hiểu được điều đó, tôi như được khai sáng: Một khoảnh khắc “Ơ- rê- ca” trong đầu tôi bật ra. Hóa ra, trước giờ tôi đã thiếu sót rất nhiều. Tôi hiểu sâu sắc lý do tại sao tôi đọc sách rất nhiều, tham gia rất nhiều khóa học, biết rất nhiều ý tưởng, chia sẻ rất hay nhưng không thấy kết quả đâu.
Ngược lại, những người bạn của tôi, họ không hề biết những điều tôi biết, nhưng lại kiếm được tiền, còn tôi thì không. Tôi phải chịu đựng hoàn cảnh mồm thì chém hay nhưng trong tay thì không có tiền, sống dặt dẹo qua ngày.
Vấn đề của tôi là dù liên tục học hỏi, và có rất nhiều kiến thức, nhưng lại thiếu khả năng chuyển hóa những kiến thức đó vào đời sống để tạo ra kết quả.
Điểm tử huyệt của tôi chính là năng lực thực thi. Nếu tôi cải thiện được năng lực này, thì một đồng tôi bỏ ra mua khóa học, khi áp dụng thành công, tôi sẽ thu được 10 đồng, 100 đồng, thậm chí 1000 đồng. Khoảnh khắc đó đã thực sự thay đổi cuộc đời tôi.
Một người nữa cũng góp phần thay đổi cuộc đời tôi trong khoảng thời gian đó chính là Tony Buổi Sáng. Ông có 1 bài viết về khởi nghiệp của Hàn Quốc từ những thập niên 70 có tên là: “Chọn bạn làm ăn”.
Bài viết nói về 2 đức tính của một người khởi nghiệp thành công. Đây cũng được coi là một khoảnh khắc Ơ-rê-ca tiếp theo đã chạm vào tôi.
Đức tính thứ nhất là tính hào sảng: Nếu muốn làm ăn thành công, bạn không thể làm một mình. Muốn làm lớn, bạn phải có đội nhóm, phải có team, phải có người đi cùng với bạn. Muốn người khác sẵn sàng đi cùng mình, bạn phải hào sảng, hào phóng, sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng hết sức rộng lượng với anh em: “Hào phóng với đời thì đời sẽ phóng hào lại cho bạn”.
Tuy nhiên, một người có tính hào sảng chỉ là điều kiện cần, muốn thành công, muốn làm nên nghiệp lớn thì bắt buộc phải có đức tính số 2: tính kỷ luật. Nếu không có kỷ luật mà khởi nghiệp thì cầm chắc thất bại.
“Ô mình đang khởi nghiệp này, ô mình đang đói này, ô mình đang thất bại này.” Cuộc sống của tôi đang diễn ra đúng như những gì ông ấy nói: không có kỷ luật thì cầm chắc thất bại.
Khoảnh khắc đó, tôi nhận ra lý do khiến tôi thất bại chính là vì điều này. Dù trước đó đi làm thuê tôi đạt được những kết quả vô cùng vượt trội, nhưng khi khởi nghiệp tôi vẫn thất bại, chính là do tôi không có kỷ luật.
Có sự khác biệt nào giữa việc đi làm thuê và khởi nghiệp? Tại sao làm thuê thì tôi vươn lên rất nhanh nhưng khi khởi nghiệp lại thất bại, nghèo đói? Khi làm thuê, chỉ trong vài tháng, tôi đã vươn lên top 1 ở công ty.
Trong tổ chức, tôi luôn có người quản lý, có người giám sát nhắc nhở mình, có môi trường thúc ép, có người hỗ trợ cho công việc. Khi có tổ chức, có người quản lý, tôi dễ hành động hơn, dễ kỷ luật hơn, vì vậy, tạo ra kết quả nhanh chóng và vượt trội hơn.
Nhưng khi ra ngoài khởi nghiệp, tôi hoàn toàn tự do. Tự do là tự lo, không ai quản lý, không ai thúc đẩy, không ai lãnh đạo. Tôi phải tự mình quản lý, tự mình lãnh đạo bản thân. Tôi phải làm chủ được năng lượng của mình, đặc biệt là những lúc khó khăn.
Nếu tự mình không làm chủ được mình, làm sao truyền cảm hứng, lãnh đạo được người khác? Khoảnh khắc khiến cuộc đời sang trang mới là khi tôi nhận ra: “Nếu mình có kỷ luật, cuộc đời mình sẽ thay đổi.” Và dưới đây là đoạn trích đã truyền cảm hứng và thay đổi tôi:
“Nên các bạn trẻ, muốn có sự nghiệp, phải rèn tính kỷ luật cho CÁ NHÂN mình. Cái này đơn giản chỉ là sự RÈN LUYỆN.
Quyết tâm 11h đêm ngủ là 11h đêm tắt đèn tắt máy tính đi ngủ. Đúng 5h sáng thức dậy là đúng 5h, vặn đồng hồ reng reng, bật dậy như lò xo. Tập thể dục là tập thể dục. Mệt cũng tập, trời lạnh cỡ nào cũng tập.
Đến công sở trường học phải tuyệt đối đúng giờ, 8h học là 8h mở tập ra học. Giờ ăn là ăn, chơi là chơi, làm là làm. Ngồi cà phê với bạn bè là nói chuyện, tắt máy, không vừa nói chuyện vừa gián đoạn vì facebook hay tin nhắn. Kỷ luật khủng khiếp cho cá nhân mình, không nuông chiều cái lười, cái xuề xòa, cái “thôi kệ”.
Bạn bè cũng vậy, hạn chế chơi với thể loại vô kỷ luật, vì sẽ bị lây nhiễm. Khi học hành, chọn đội nhóm để làm bài tập, chỉ chọn người có kỷ luật, không CẢ NỂ, cả nể là mình khổ. Đặc biệt trong làm ăn, người rủ mình mà kém kỷ luật, thì thôi. Vì hùn với họ, mình có cố gắng làm đến đâu đi nữa, cuối cùng cũng dẹp tiệm.”
Đến công sở trường học phải tuyệt đối đúng giờ, 8h học là 8h mở tập ra học. Giờ ăn là ăn, chơi là chơi, làm là làm. Ngồi cà phê với bạn bè là nói chuyện, tắt máy, không vừa nói chuyện vừa gián đoạn vì facebook hay tin nhắn. Kỷ luật khủng khiếp cho cá nhân mình, không nuông chiều cái lười, cái xuề xòa, cái “thôi kệ”.
Lúc đó, tôi bắt đầu hành trình thay đổi kỷ luật của mình, bằng việc rèn luyện thói quen 5h sáng. 5h dậy, thể dục, thiền định, đọc sách, lập kế hoạch. Tại sao tôi lại chọn những hoạt động này?
Vì khi dậy sớm mỗi buổi sáng và hoàn thành một loạt các nghi thức như vậy, tôi cảm thấy cuộc đời mình tươi lắm, tôi chiến thắng chính mình. Tôi có nhiều thời gian hơn và cảm giác như mình sắp thành công đến nơi rồi.
Thời gian đầu, tôi duy trì những thói quen đó khá ổn, nhưng được tầm khoảng 30 ngày, gặp phải ngày trời hơi mưa gió, hơi rét rét, hơi lành lạnh là tôi lại: “Thôi hay ngủ tí nhỉ”. Mỗi lần ngủ tí nhỉ như vậy là tôi lại mất hoàn toàn công sức 30 ngày trước đó, tôi lại bỏ cuộc.
Tôi không duy trì được sự kỷ luật một cách lâu dài và bền vững. Mỗi ngày thức dậy là một ngày đấu tranh, dậy rồi lại bỏ, bỏ cuộc rồi lại dậy. Thậm chí, ngay cả khi dậy sớm được, nhưng tôi vẫn băn khoăn về việc làm sao thiết lập được những mục tiêu, làm sao để phá vỡ giới hạn bản thân mình, làm sao để duy trì được động lực cho bản thân ngoài những lúc năng lượng? Những lúc thất vọng, lúc chán nản, lúc gặp khó khăn thì sao? Làm sao để tôi vượt qua tình trạng đó?
Liên tiếp trong nhiều năm, tôi trải qua trạng thái đầu năm viết ra rất nhiều mục tiêu, nhưng rồi đến cuối năm nhìn lại bản thân chẳng hoàn thành được bao nhiêu.
Làm sao để cuối năm nhìn lại, tôi không phải hối hận vì bản thân đã không hoàn thành được mục tiêu? Tôi luôn tự hỏi mình những câu hỏi đó, và khao khát tìm được cách thức để luôn có động lực, luôn luôn cố gắng nỗ lực để hoàn thành mục tiêu.
Và tôi phát hiện ra yếu tố khiến tôi không duy trì được một cách bền vững là do tôi bị phụ thuộc vào ngoại cảnh quá nhiều. Phụ thuộc ngoại cảnh nghĩa là tôi sử dụng rất nhiều hình phạt để ép bản thân phải thức dậy. Như phạt tiền, phạt vào danh dự,..v..v… Do vậy, dẫn đến tình trạng, khi nào có hình phạt thì làm, hết hình phạt sẽ không làm.
Đó cũng là lý do nhiều người học những khóa học 21 ngày, 30 ngày thậm chí 90 ngày, lúc tham gia sẽ có môi trường tạo áp lực để duy trì. Và đúng là họ duy trì được, nhưng sự duy trì đó đơn thuần là do có ngoại lực.
Ngoại lực là lực tác động từ bên ngoài, khiến bản thân thay đổi do tác động bên ngoài, chứ bên trong không thực có nội lực và ý chí tự thân để duy trì được.
Bản chất khi đi học các lớp làm giàu, các lớp truyền động lực, đó cũng chỉ là ngoại lực. Ta phải tự mình xây được nội lực, xây dựng được chất ở bên trong mình, chỉ khi đó sự thay đổi mới thực sự được diễn ra bền vững và dài lâu.
Khi phát hiện ra điều này, tôi bắt đầu quá trình nghiền ngẫm và sau khoảng 5 năm nghiên cứu những chuyên gia hàng đầu trên thế giới về kỷ luật, về hiệu suất, về thói quen, về mục tiêu, kế hoạch, và tâm thức con người.
Tôi bắt đầu khám phá ra những bí mật mà họ đã áp dụng để có thể duy trì thói quen> 365 ngày một cách nhẹ nhàng, đơn giản. Từ đó, tự mỗi cá nhân sẽ rèn luyện được bản lĩnh để tự tạo động lực 24/7, tự tư duy, tự thực thi công việc của họ với hiệu suất cao gấp 10 đến 100 lần, để biến ước mơ thành hiện thực.
Sau toàn bộ quá trình đó, tôi áp dụng thành công và hệ thống lại mọi thứ để tạo ra một phương pháp gọi là Kỷ Luật Tỉnh Thức.
———————————————-
———————————–
Kỷ luật tỉnh thức giúp tôi vượt qua sự chán nản, kiên trì, kiên định với mục tiêu. Trong 2 năm liên tục, nhờ kỷ luật, tôi đã không bỏ cuộc, hoàn thành việc quay được 1000 video. Tôi giữ lại 160 video và hoàn thành mục tiêu đạt nút bạc Youtube với 120K subscribers về chủ đề Kỷ Luật và Phát Triển Bản Thân.
Tại thời điểm đó, khi chưa có nhiều chuyên gia chia sẻ như bây giờ, tôi thuộc top 5 người tại Việt Nam trên 100.000 nghìn sub trong lĩnh vực của mình. Có nhiều người có khả năng chia sẻ và truyền cảm hứng tốt hơn tôi, nhưng không nhiều người trên 100.000 nghìn sub, chỉ đơn giản vì họ quay được 4,5 video rồi vứt đó, chán nản và bỏ cuộc.
Kỷ Luật Tỉnh Thức giúp tôi hoàn thành được mục tiêu mà tôi đặt ra, chiến thắng được sự chán nản, tạo bước đà để bản thân chinh phục được những thử thách và mục tiêu ngày càng cao hơn.
Kỷ Luật Tỉnh Thức đã giúp tôi trở thành top 5% huấn luyện viên phát triển cá nhân được trả phí kèm cặp cao nhất Việt Nam với những chương trình từ 15.000$ – 30.000$. Học viên của tôi là các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và các bạn trẻ khởi nghiệp. Nhiều học viên ngang tuổi thậm chí hơn tuổi bố mẹ tôi.
Kỷ Luật Tỉnh Thức giúp tôi tham dự nhiều chương trình cùng với những diễn giả hàng đầu Việt Nam. Trước đây, từng là học trò của thầy Trần Việt Quân, giờ tôi đã có cơ hội đứng cạnh thầy với vai trò là một diễn giả về chủ đề của mình cùng với nhiều diễn giả khác như anh Mai Xuân Đạt – OKRs, anh Nguyễn Trọng Thơ, anh Cao Vương,..v..v…
Kỷ Luật Tỉnh Thức giúp tôi kết nối với nhiều người thành công, được chia sẻ ở những cộng đồng kinh doanh nổi tiếng như cộng đồng Mobiz của chị Trâm Tạ cùng với những chuyên gia và diễn giả như anh Linh Litado, anh Linh Việt Vũ, anh Trần Tuấn Việt hay anh Tony Dzung..v…v..
Chúng tôi được sắp xếp ngồi cùng nhau ở bàn tiệc của các chuyên gia chia sẻ tại cộng đồng Mobiz. Trước đây, khi còn nghèo khó, tôi đã từng xin việc vào công ty của anh Tony Dzung.
Sau khi khởi nghiệp thất bại, không còn đủ tiền sinh hoạt, tôi nộp CV vào công ty Langmaster (một công ty khá nổi tiếng của anh Dũng thời bấy giờ). Tôi lần lượt vượt qua các vòng như nộp hồ sơ, phỏng vấn,…v..v.. và chỉ còn 1 vòng nữa là sẽ chính thức được nhận làm.
Ở vòng cuối cùng, tôi được trao đổi trực tiếp bởi phó giám đốc của công ty. Sau buổi phỏng vấn, kết quả tôi nhận được là sự bất ngờ của anh Phó tổng về tôi, cùng câu nói: “Anh thấy em quá là tự tin. Thôi anh mời em đi về, anh mời em đứng dậy đi về”.
Tôi trượt phỏng vấn và bị đuổi về. Vừa không có việc, vừa bị đuổi đi, tôi thực sự rất đau lòng. Nhưng không nản chí và bỏ cuộc, tôi vẫn kiên định, kiên trì học hỏi, áp dụng những phương pháp trong Kỷ Luật Tỉnh Thức.
Trước kia, trong tay không một xu dính túi, từng là người bị đuổi về trong buổi phỏng vấn của công ty anh Dũng, thì giờ đây tôi lại là khách mời chung một sự kiện với anh. Chúng tôi cùng chụp ảnh, cùng ăn uống và chia sẻ với nhau trong buổi tiệc.
Kỷ Luật Tỉnh Thức đã giúp tôi được mời trở lại trường đại học FPT để chia sẻ và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Tôi chia sẻ đến các bạn sinh viên những kinh nghiệm, tư duy, xen lẫn cả những thất bại, thành công trong cuộc sống. Trong hành trình đó, không thể thiếu những giọt nước mắt, giọt mồ hôi, và cả những sự lựa chọn bước ngoặt của bản thân.
Tôi được mời trở thành đại sứ của Time To Change cùng với Hoa Hậu Lương Thùy Linh, thầy Vũ Chí Thành – hiệu trưởng trường đại học FPT, youtube Dino Vũ..v..v..
Qua câu chuyện của mình, tôi chia sẻ và truyền cảm hứng đến hàng trăm các bạn sinh viên của FPT về tinh thần kỷ luật, vai trò của việc liên tục học hỏi và kiên định với ước mơ của mình.
Tôi hoàn thành ước mơ tôi ấp ủ từ khi còn ngồi trên giảng đường của đại học FPT: “Sau này nhất định sẽ quay trở về trường và chia sẻ cho các em về câu chuyện của mình”.
Khi mua sách, tôi được tặng thêm vé tham dự chương trình Gala của NIK. Hôm đó thầy Tiến mặc một bộ vest trắng, bước lên sân khấu như một siêu sao. Thầy đi qua hàng khán giả và bắt tay tôi. Được thầy bắt tay tôi thấy vinh dự lắm.
Tôi vẫn nhớ kỷ niệm và khoảnh khắc đó, vì đó là lần đầu tiên tôi được bắt tay và gặp một người thực sự rất thành công đến như vậy. Tối hôm đó, ngoài thầy Tiến, còn rất nhiều khách mời thành công khác chia sẻ trên sân khấu, những câu chuyện làm ăn, khởi nghiệp, đầu tư vài tỷ, vài chục tỉ, vài trăm tỉ.
Ngày đó, chỉ đủ tiền tham gia tấm vé miễn phí, tôi ngồi ngay cửa ra vào, ở hàng dưới cùng, trông rất lếch thếch, nhưng tôi chăm chú nghe từng câu chữ một. Một lần nữa, tôi mong muốn ngày nào đó tôi cũng sẽ ở trên sân khấu kia và cũng chia sẻ lại câu chuyện của mình như những khách mời đó.
Ngay khi về nhà, tôi liên tục áp dụng những ý tưởng mình học được vào cuộc sống của bản thân. Một thời gian sau, tôi đăng ký tham dự lại chương trình trí tuệ đầu tư, nhưng không phải là vé miễn phí mà là vé VIP.
Thay vì ngồi cuối lớp ngay gần cửa ra vào, tôi lúc đó đã ngồi học ở bàn đầu tiên. Sau hôm đó, tôi đăng ký chương trình Coaching của thầy, chương trình có học phí cao nhất tại thời điểm đó, để được thầy trực tiếp hướng dẫn, được thường xuyên ngồi cà phê, chia sẻ với thầy.
Khi mua sách, tôi được tặng thêm vé tham dự chương trình Gala của NIK. Hôm đó thầy Tiến mặc một bộ vest trắng, bước lên sân khấu như một siêu sao. Thầy đi qua hàng khán giả và bắt tay tôi. Được thầy bắt tay tôi thấy vinh dự lắm.
Tôi vẫn nhớ kỷ niệm và khoảnh khắc đó, vì đó là lần đầu tiên tôi được bắt tay và gặp một người thực sự rất thành công đến như vậy. Tối hôm đó, ngoài thầy Tiến, còn rất nhiều khách mời thành công khác chia sẻ trên sân khấu, những câu chuyện làm ăn, khởi nghiệp, đầu tư vài tỷ, vài chục tỉ, vài trăm tỉ.
Ngày đó, chỉ đủ tiền tham gia tấm vé miễn phí, tôi ngồi ngay cửa ra vào, ở hàng dưới cùng, trông rất lếch thếch, nhưng tôi chăm chú nghe từng câu chữ một. Một lần nữa, tôi mong muốn ngày nào đó tôi cũng sẽ ở trên sân khấu kia và cũng chia sẻ lại câu chuyện của mình như những khách mời đó.
Ngay khi về nhà, tôi liên tục áp dụng những ý tưởng mình học được vào cuộc sống của bản thân. Một thời gian sau, tôi đăng ký tham dự lại chương trình trí tuệ đầu tư, nhưng không phải là vé miễn phí mà là vé VIP.
Thay vì ngồi cuối lớp ngay gần cửa ra vào, tôi lúc đó đã ngồi học ở bàn đầu tiên. Sau hôm đó, tôi đăng ký chương trình Coaching của thầy, chương trình có học phí cao nhất tại thời điểm đó, để được thầy trực tiếp hướng dẫn, được thường xuyên ngồi cà phê, chia sẻ với thầy.
Trước đây, được bắt tay với thầy là sướng, là quý giá rồi. Nhưng sau này, tôi có thể thường xuyên gặp được thầy, mời thầy cafe, hoặc đi ăn hải sản. Hai thầy trò cũng có những buổi ngồi 1-1 với nhau rồi ăn uống, chia sẻ hết sức chân thành.
Và thời gian sau đó, chính tôi cũng lại trở thành một trong 4 diễn giả chia sẻ ngay tại chương trình Trí Tuệ Đầu Tư về chủ đề kỷ luật và phát triển bản thân cùng với thầy Tiến. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn luôn biết ơn Thầy Tiến bởi sự hào phóng và rộng lượng của thầy.
Nhờ những phương pháp trong Kỷ Luật Tỉnh Thức, tôi một lần nữa chạm tay vào ước mơ của mình, tôi có khả năng chuyển hóa và biến mọi ý tưởng của bản thân thành hiện thực, kết nối được với nhiều người thành công, tham gia được bất kỳ khóa học nào mà tôi muốn.
Không chỉ vậy, ở khía cạnh sức khỏe, Kỷ Luật Tỉnh Thức còn cho tôi một sự tiến bộ vượt trội như một vận động viên Marathon. Tôi từ một người chạy bộ chỉ được 2km thở nó không ra hơi, thường xuyên cảm thấy chạy rất mệt mỏi, đuối sức.
Sau này, nhờ kiên trì áp dụng những phương pháp của Kỷ Luật Tỉnh Thức, mà tôi đã chiến thắng những chuỗi chạy dài 10 km, 16 km, 21km, 30 km bất kể trong điều kiện thời tiết nắng gắt hay mưa bão. Và cuối cùng, chỉ sau 4 tháng tập luyện, tôi đã hoàn thành giải chạy Marathon 42 km tại Long Biên trong trạng thái “về đích xinh tươi” và đầy năng lượng.
Và giờ đây, tôi đã đạt được điều mà tôi mong muốn từ khi ngày còn đang đi học, đó là có được một cuộc sống tự do. Tôi có đủ khả năng để chi trả bất kỳ khóa học nào mà tôi muốn, được làm việc ở bất cứ địa điểm nào, tự do giao lưu, kết nối với những người rất giỏi.
Tôi có thể về ăn cơm với bố mẹ bất cứ lúc nào, tôi có thể đưa vợ tôi đi du lịch, có thể nghỉ bao lâu tùy ý. Chúng tôi thoải mái cùng nhau đi chơi, đi lượn, đi khắp mọi nơi mà không phải lo lắng về chuyện bắt buộc phải trở về vào một ngày nào đó, hoặc phải xin phép bất cứ ai.
Đấy là những gì Kỷ Luật Tỉnh Thức đã giúp tôi và tôi cũng muốn giúp các bạn đạt được kết quả như thế. Nếu bạn đang gặp chán nản, mệt mỏi, không kỷ luật được bản thân, năng lực thực thi kém, thì chương trình này là dành cho bạn.
Tôi sẽ chia sẻ cho bạn những bí mật quan trọng giúp X2-X10 thu nhập của bạn, giúp cho bạn có sức khỏe như một vận động viên Marathon, giúp cho bạn sống hạnh phúc và đạt được sự tự do. Vậy: “Bạn đã sẵn sàng để chuẩn bị cho sự thay đổi ngoạn mục của bản thân hay chưa?”